Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Tổng quan về Mộc Châu

Thông tin tổng quan về Mộc Châu: Trước tiên Mộc Châu là một huyện của tỉnh Sơn La
Dân số theo thống kê năm 2009 có 152.172 người diện tích là 2025,1 km2 mật độ 96 người/km2
Năm 2013 sau khi tách diện tích một phần để thành lập huyện Vân Hồ thì huyện Mộc Châu có diện tích  có diện tích 1.081,66 km² và dân số 104.730 người.
Hành chính
Huyện Mộc Châu có Thị trấn Mộc Châu và 24 xã: Chiềng Hắc, Chiềng Khoa, Chiềng Khừa, Chiềng Yên, Chờ Lồng, Hua Păng, Lóng Luông, Lóng Phiêng, Lóng Sập, Mường Men, Chiềng Tương, Mường Sang, Mường Tè, Nà Mường, Phiêng Luông, Quang Minh, Quy Hướng, Song Khủa, Suối Bàng, Tân Hợp, Tân Lập, Tô Múa, Tú Nang, Xuân Nha.
Ngày 26 tháng 10 năm 1961, thành lập thị trấn Mộc Châu.
Ngày 15 tháng 11 năm 1968, thành lập thị trấn nông trường Mộc Châu.
Ngày 13 tháng 4 năm 1977, thành lập thị trấn nông trường Chiềng Ve.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, sáp nhập các xã Tú Nang, Lóng Phiêng và Chiềng Tương vào huyện Yên Châu.
Ngày 26 tháng 2 năm 1980, sáp nhập xã Chờ Lồng vào thị trấn nông trường Mộc Châu.
Ngày 11 tháng 1 năm 1986, chia xã Lóng Luông thành hai xã lấy tên là xã Lóng Luông và xã Vân Hồ.
Ngày 16 tháng 5 năm 1998, thành lập xã Đông Sang trên cơ sở 4.289 ha diện tích tự nhiên và 3.530 nhân khẩu của xã Mường Sang; thành lập xã Tà Lại trên cơ sở 2.730 ha diện tích tự nhiên và 2.798 nhân khẩu của xã Nà Mường; thành lập xã Liên Hòa trên cơ sở 3.372 ha diện tích tự nhiên và 2.713 nhân khẩu của xã Song Khủa.
Ngày 20 tháng 8 năm 1999, sáp nhập thị trấn nông trường Chiềng Ve vào xã Lóng Sập; thành lập xã Chiềng Sơn trên cơ sở 9.788 ha diện tích tự nhiên và 7.932 nhân khẩu của xã Lóng Sập.
Ngày 6 tháng 1 năm 2007, thành lập xã Chiềng Xuân trên cơ sở điều chỉnh 8.695,5 ha diện tích tự nhiên và 2.367 nhân khẩu của xã Xuân Nha; thành lập xã Tân Xuân trên cơ sở điều chỉnh 15.819,3 ha diện tích tự nhiên và 3.417 nhân khẩu của xã Xuân Nha.
Về Văn hóa Mộc Châu
Trước năm 2013, Mộc Châu có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó chiếm đa số là người thái: 33%, người Mông 18%, người kinh 15%, ngoài ra còn có người Khơ Mú, Dao, Tày... Người Thái có nhiều món ăn đặc sắc, phong phú, hàng năm các lễ hội Hoa Ban, Hết CHá, Cầu mưa được tổ chức vào mùa xuân với mong muốn mùa màng bội thu... Vào ngày 30/8-2/9 hàng năm huyện tổ chức ngày hội văn hóa cho người H'Mong từ các tỉnh miền núi phía bắc đổ về thị trấn Mộc Châu. Ngày hội là dịp cho các đôi trai gái người H'Mong có cơ hội tìm hiểu về nhau.
Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất miền núi phía bắc, có khí hậu ôn đới gió mùa, các điểm du lịch nổi tiếng như: Hang Doi, rừng thông Mộc Châu, thác Thái Hưng... và không thể thiếu các đồi chè, đồng cỏ ở thị trấn NT Mộc Châu. Hàng năm huyện đã đón hàng vạn du khách tới tham quan và nghỉ mát, nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có của huyện. Huyện đang triển khai hoàn thành các khu du lịch sinh thái ở thị trấn Mộc châu và NT Mộc Châu. Cơ quan chịu trách nhiệm chính về quảng bá và phát triển du lịch mộc châu là Ban Quản Lý Du Lịch Mộc Châu- Trụ sở tại Huyện ủy cũ- cạnh nhà văn hóa huyện Mộc Châu.
Hiện đã hoàn thành và đưa vào hoạt động một số khu: thác Dải Yếm, Hang Dơi, khu hồ sinh thái + rừng thông bản Áng, Đông Sang. Mộc Châu nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp về thiên nhiên và ẩm thực phong phú.
Mộc Châu có món ăn nổi tiêng nhất là món Pịa của đồng bào Mông. Món được nấu bằng lòng dê (nếu không có lòng dê có thể thay bằng lòng ngựa, bê,... nhưng không đặc trưng bằng). Với những người ăn không quen hoặc kén ăn thì sẽ không bào giờ dám ăn món này (các bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về món này trên intenet). Ngoài ra còn có món bê quay. Bê ở đây là bê sữa đực, mới sinh. Thịt bê được quay bằng bơ cũng có nguồn gốc từ đây. Món bê quay ở đây mềm vì là thịt bê non, và có vị rất đặc trưng. Thơm ngon tuyệt hảo.
Lên đây đẹp nhất là vào tháng 11 đến tháng 3(đặc biệt là tháng 11 đến tháng 1 có hoa cải trắng nở tràn trên núi. Tháng 1-3, có hoa mận, hoa đào, tháng 4 có hoa ban nở trắng rừng, tháng 5 có mận chín).

Giao Thông

Giao thông có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch cũng như phát triển các ngành kinh tế khác. với lợi thế nam trên trục quốc lộ 6 huyện Mộc Châu có nhiều điều kiện để đón khách du lịch từ mọi miền của tổ quốc và khách du lịch quốc tế.Huyện Mộc Châu có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua như quốc lộ 6,43,37...nên hàng năm đón nhận nhiều tuyến du lịch đến tham quan,một số xã của huyện Mộc Châu tiếp giáp với lòng hồ sông Đà nên cũng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch đường thủy. vậy về giao thông Mộc Châu có nhiều điều kiện để phát triển du lịch so với các huyện trong tỉnh và các tỉnh miền núi phía Tây Bắc.

Những bức ảnh đẹp của  ở Mộc Châu:

 nhung-buc-anh-chup-vuon-cai-moc-chau (1)
 Chụp ảnh cưới tại Mộc Châuanh-dep-tai-moc-chau (3)

 Ảnh đẹp tại Đồi Chè Mộc Châu:

anh-dep-tai-moc-chau (7)
Đôi bạn chụp ảnh đẹp tại Mộc Châu
nhung-buc-anh-cuoi-dep-tai-doi-che-moc-chau (9)

Chụp ảnh tại đỉnh đồi chè mộc châu

nhung-buc-anh-cuoi-dep-tai-doi-che-moc-chau (10)

Đồi chè Ô Long tại Mộc Châu

nhung-buc-anh-cuoi-dep-tai-doi-che-moc-chau (19)

 Đôi bạn trẻ chụp ảnh cưới tại đồi chè trái tim Mộc Châu:

Quý khách có thể đặt tour du lịch Mộc Châu 2 ngày 1 đêm của Sinhcafe Hà Nội để có thể chụp ảnh cưới, chụp ảnh và ngắm hoa Đào, hoa Cải, hoa Mận thưởng thức các món đặc sản của người Thái, Người Mường, ngắm thác Dải Yếm, ngắm rừng thông, thưởng thức cá xuối, Bê Chao, ngắm trang trại bò sữa



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét